Tại sao phải kiểm soát mối

Tại sao phải kiểm soát mối

* Ngăn ngừa thiệt hại về tài sản/ tài liệu có giá trị không thể thay thế
* Mang lại sự yên tâm 
* Giảm thiểu việc sử dụng gỗ bảo vệ rừng 
* Phù hợp với những tiêu chuẩn

Các loài mối ở Việt Nam
Hiện có khoảng 106 loài mối ở VN (trên 2700 loài trên thế giới)

Coptotermes

Coptotermes

Đặc điểm
Chiếm 95% các công trình bị mối xâm hại.
- Khi phát hiện, bên trong các kết cấu gỗ thường bị ăn ruỗng.
- Khi cắn đầu tiết ra chất dịch màu trắng sữa.
Xử lý
- Nên xử lý bằng các loại bả như Sen tricon, Exterra, Xterm.
- Không nên xử lý bằng phương pháp phun xịt hoá chất.

Macrotermes

Macrotermes

Đặc điểm
- Thường gọi là mối gò, nếu xuất hiện trong nhà hay tạo ra những ụ đất lớn.
- Mối lính đầu rất to và đen, to gấp 4 - 5 lần Coptotermes.
- Rất hiếm khi xuất hiện trong nhà
Xử lý
- Cố gắng tìm tổ mối, sau đó đào hoặc khoan lỗ và bơm hoá chất trực tiếp vào tổ.
- Các loại bả như Sentricon, Exterra và Xterm sẽ không có tác dụng với loài mối này

Microcerotermes

Microcerotermes

Đặc điểm
-  Loài này thường xuất hiện ở các ngôi nhà cũ, và ăn các lớp mục bên ngoài các cấu kiện gỗ.
- Đường mui thường đen và mảnh
- Cơ thể thường có màu đen và nhỏ
Xử lý
- Cố gắng tìm tổ mối, sau đó đào hoặc khoan lỗ và bơm hoá chất trực tiếp vào tổ.
- Các loại bả như Sentricon, Exterra và Xterm sẽ không có tác dụng với loài mối này

Globitermes

Globitermes

Đặc điểm
- Thường gọi là mối gò, nếu xuất hiện trong nhà hay tạo ra những ụ đất trong nơi nó xâm hại.
- Toàn bộ phần ngực và bụng có màu vàng chanh.
- Rất hiếm khi xuất hiện trong nhà.
Xử lý
- Cố gắng tìm tổ mối, sau đó đào hoặc khoan lỗ và bơm hoá chất trực tiếp vào tổ.
- Các loại bả như Sentricon, Exterra và Xterm sẽ không có tác dụng với loài mối này

Cryptotermes

Cryptotermes

Đặc điểm
- Loài này còn được gọi là mối gỗ khô, làm tổ trực tiếp trong gỗ, không phải dưới lòng đất.
- Chúng ăn gỗ và thường đùn ra ngoài những viên phân nhỏ li ti
Xử lý
- Khử trùng tất cả các cấu kiện gỗ bị nhiễm mối.
- Sử dụng xy-lanh bơm hoá chất trực tiếp vào các lỗ mối xuất hiện trên các kết cấu gỗ.

Các đường mối xâm nhập
Từ dưới nền công trình đi lên
Từ dưới nền đất xung quanh công trình xâm nhập vào
Mối phân đàn bay lên và xâm nhập vào công trình

Các biện pháp chống mối
Sử dụng bẫy bả và hệ thống theo dõi
Sử dụng hóa chất phun xịt xử lý điểm
Xử lý mối nền sau xây dựng
Xử lý mối nền trước xây dựng

Sử dụng bẫy bả và hệ thống theo dõi
Ức chế sinh trưởng (Bistrifluron): Hộp bả cho Xterm AG (Above Ground) & IG (Inside Ground)
Hóa chất này khi mối ăn vào chúng sẽ không thể lột da khi đến thời kỳ lột da và chúng sẽ bị chết.

ig

Đặt bên ngoài để kiểm soát mối. Khoảng cách đặt 4m giữa 2 trạm

ag

Đặt tại vị trí thấy mối xuất hiện.  sử dụng 1 viên bã cho một khu vực với diện tích 40m2

Xử lý điểm bằng hóa chất
Mục đích là dùng hóa chất tiêu diệt tất cả những con mối kiếm ăn trên bề mặt. 
Thời điểm xử lý
Tái nhiễm sau khi xử lý mối nền
Những khu vực không thể khoan lỗ để bơm thuốc (vì vướng ống nước, cáp điện ngầm)
Những khu vực ít mối hoặc chỉ có mối gỗ khô

Xử lý mối nền trước xây dựng
Mục đích xử lý:
Tạo lớp hóa chất liên tục bên dưới nên công trình, nhằm chống mối xâm nhập từ dưới đất lên trên
Tạo hàng rào hóa chất liên tục bao bọc xung quanh nền móng công trình, nhằm chống mối xâm nhập vào công trình từ môi trường xung quanh
Bước 1: Xử lý mặt nền công trình
Thời điểm xử lý: sau khi mặt nền đã được đầm nén và trước khi đổ lớp bê tông nền
Liều lượng hóa chất sử dụng: 5 lít dung dịch hóa chất mỗi m2 nền
Sau khi hoàn tất việc phun hóa chất, phải tiến hành đổ lớp bê tông nền nhằm tránh làm mất tính liên tục của lớp hóa chất.
Bước 2: Xử lý hào chống mối bên trong công trình
Thời điểm xử lý: sau khi mặt nền đã được đầm nén và trước khi đổ lớp bê tông nền
Liều lượng hóa chất sử dụng: 3 lít dung dịch hóa chất mỗi m hào
Kích thước hào chống mối trong: rộng 30cm x sâu 40cm
Vị trí hào: chạy dọc theo chân các bức tường
Bước 3: Xử lý hào chống mối bên ngoài công trình
Thời điểm xử lý: sau khi mặt nền đất bên ngoài đã được san lấp ổn định
Liều lượng hóa chất sử dụng: 5 lít dung dịch hóa chất mỗi m hào
Kích thước hào chống mối ngoài: rộng 50cm x sâu 60cm
Vị trí hào: chạy dọc theo chân các bức tường và bao bọc khép kín chân công trình

Xử lý mối nền sau xây dựng
Dạng khoan:
Mặt đơn – khoản cách lỗ là 30 cm
Mặt đôi – khoảng cách lỗ là 40 cm
Mỗi lỗ sẽ bơm 2 lít dung dịch hóa chất
Lỗ sẽ được khoan xuyên qua lớp bê tông nền xuống đụng tới lớp đất nền

Hãy gọi cho chúng tôi số 0908 51 22 45. Hoặc, bạn có thể liên hệ trực tuyến với chúng tôi để sắp xếp một cuộc khảo sát tại nhà hay doanh nghiệp của bạn miễn phí và thảo luận về các giải pháp hiệu quả của chúng tôi.

Chia sẻ:

Cùng danh mục

Kiểm soát côn trùng

Tại sao phải kiểm soát mối

Mối còn gây ra nhiều tác hại khác như làm rỗng nền công trình, gây sụt lún, dò rỉ nước gây hiện tượng thấm nướ...

Kiểm soát côn trùng

Tại sao phải kiểm soát chuột

Kiểm soát chuột là việc quan trọng để tránh một số bệnh nghiêm trọng, mà chuột lây truyền. Có gần một tá bệnh...

Kiểm soát côn trùng

Tại sao phải kiểm soát gián

Gián bò qua các khu vực bẩn và sau đó bò xung quanh nhà và để lại rất nhiều vi khuẩn và vi trùng. Chúng có thể...

Kiểm soát côn trùng

Tại sao phải kiểm soát kiến

Bạn lo lắng về kiến tại nhà và nơi làm việc? Hãy tìm hiểu mọi vấn đề về sự xâm nhập của kiến và dịch vụ kiểm s...

Kiểm soát côn trùng

Tại sao phải kiểm soát muỗi

Việc kiểm soát muỗi không chỉ giúp ngăn chặn bệnh tật mà còn tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho không gian...
Hotline
0908.512.245
Zalo
0908.512.245
Email
admin.dept@theguardianpestcontrol.com
Liên hệ
Liên hệ