Nhóm truyền thống
Tập tính & đặc điểm của chuột
CÁC LOẠI CHUỘT PHỔ BIẾN
HÌNH DẠNG
Chuột cống (Norway rat)
- Thân hình chắc, to hơn chuột nhà và chuột nhắt (con trưởng thành nặng ~500g)
- Mũi tù, tai sát và nhỏ, 1 nửa mặt đuôi không có lông
- Đuôi ngắn hơn toàn bộ thân người
Chuột nhà (Roof rat)
- Nhỏ hơn chuột cống (nặng ~150-300g khi trưởng thành)
- Lông đen xám đến đen tuyền, bụng có màu trắng xám đến toàn xám
- Miệng nhọn, tai to, đuôi dài (chạm tới miệng khi kéo lên)
Chuột nhắt (House mouse)
- Nhỏ nhất trong 3 loại (con trưởng thành chỉ ~45g)
- Tai to, đuôi dài bằng cả thân người
- Lông thường có màu xám đậm ở lưng và xám nhạt ở bụng
Hình so sánh chuột cống, chuột nhà, chuột nhắt
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Chuột cống
- Sinh sản quanh năm, mỗi lứa đẻ 8-12 con sau 22 ngày mang thai
- Chuột bắt đầu giao hợp từ tuần thứ 12
- Tuổi thọ từ 5 đến 12 tháng
Chuột nhà
- Sinh sản quanh năm tương tự chuột cống nhưng ít hơn 4-8 con mỗi lứa
- Chịu lạnh kém nên thường hay trú ngụ ở những nơi có nhiệt độ nóng, ẩm
- Tuổi thọ tương tự như chuột Na Uy, dưới một năm trong tự nhiên
Chuột nhắt
- Mang thai khoảng 19 ngày, mỗi lứa đẻ 4-7 con.
- Bắt đầu giao hợp trong khoảng từ tuần 5 đến tuần 8
- Tuổi thọ thường bé hơn một năm
TẬP TÍNH
Chuột cống
- Sống theo đàn trên mặt đất hoặc trong các hang bên ngoài
- Làm ổ ở nhiều vị trí khác nhau, hay phá hoại cửa, sàn và các đường ống để kiếm nguồn thức ăn hoặc mài răng
- Chúng hoạt động về đêm, đỉnh điểm ở những lúc hoàng hôn và bình minh
Chuột nhà
- Nhạy cảm với những thay đổi của môi trường
- Giỏi leo trèo, sống ở những nơi có vị trí cao ("mái nhà" hoặc những khu vực trên cao khác)
- Xây tổ trong tán cây cọ, bụi rậm. Ổ thường có hình cầu được làm bằng lá
- Chúng hoạt động rất nhiều, tiêu thụ một lượng thức ăn nhỏ ở các địa điểm khác nhau, thường di chuyển với quãng đường dài hơn chuột cống và chuột nhắt
Chuột nhắt
- Sống và sinh sản ở nhiều môi trường khác nhau.
- Tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn ở nhiều địa điểm khác nhau
- Ổ thường được tìm thấy trong tường, tủ quần áo và các vật dụng gia đình khác
--------
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT CHUỘT
Ngăn chặn là phương pháp lý tưởng nhất, tốt nhất để kiểm soát chuột, làm cho chúng không thể xâm nhập vào các công trình, cơ sở hạ tầng.
1. Ngăn chặn:
- Xem xét tất cả các lối vào có thể của chuột, bịt kín các lỗ >0.6cm đối với chuột nhắt (độ dày ngón tay), >1.2cm đối với chuột cống
- Sử dụng tấm lưới kim loại, bột nở hoặc các vật dụng khác có thể lấp kín xung quanh các đường ống, mái nhà, lối di chuyển của chuột
- Nên sửa chữa cửa sổ, cửa ra vào hư hỏng
2. Hạn chế:
- Loại bỏ hoặc giảm thiểu thức ăn, nơi trú ẩn thông qua các biện pháp vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát chuột hiệu quả. Chuột sẽ ít ăn bả chuột nếu nguồn thức ăn khác vẫn còn nhiều, chưa được dọn dẹp, vệ sinh
- Loại bỏ rác thường xuyên, sử dụng thùng rác có nắp đậy
- Nhà kho, các khu vực lưu trữ phải tuân thủ các quy tắc quản lý vệ sinh, lưu ý kiểm tra kỹ các pallet (nơi trú ẩn tiềm tàng của chuột)
3. Xử lý:
* Xử lý không hóa chất (các loại bẫy)
- Thích hợp đối với những nơi ít chuột, xử lý ngay được xác chuột chết, giảm thiểu vấn đề về mùi hôi
- Không gây nguy hiểm cho trẻ em, những vật nuôi khác
- Không gây nguy cơ ô nhiễm thực phẩm hoặc mùi hôi
- Tuy nhiên cách này sẽ tốn chi phí cao hơn khi dùng bả nếu nơi đó chuột xuất hiện và phá hoại nhiều. Các loại bẫy thường được sử dụng là bẫy keo, bẫy lồng,…
- Lắp đặt bẫy dọc theo tường, phía sau các thiết bị và trên đường đi chuột. Nên kết hợp bẫy với mồi (thịt, cá, các loại hạt) để tối ưu hiệu quả
*Xử lý bằng hóa chất (bả chuột)
- Bả thường sử dụng (Storm) có tác dụng chống đông máu, gây xuất huyết cho chuột sau vài ngày.
- Nên kiểm soát bả chặt chẽ, tránh rơi vào tầm mắt của trẻ em hoặc những vật nuôi, động vật khác.