Tập tính & đặc điểm của gián

Tập tính & đặc điểm của gián

CÁC LOẠI GIÁN PHỔ BIẾN
1. Gián Đức (German Cockroaches)

1-1
Đây là loại gián phổ biến nhất ở nhà ở, căn hộ, nhà hàng, khách sạn,… trên toàn thế giới..

HÌNH DẠNG
● Con trưởng thành có màu nâu đậm hoặc nhạt, dài 0.6-1.3cm, có sọc đen ở ngực, không biết bay
● Con đực có bụng thon hơn con cái
● Gián con không có cánh, màu đậm hơn, có sọc màu sáng dọc theo lưng
VÒNG ĐỜI
● Con cái trưởng thành mang bọc trứng từ 30 đến 48 trứng.
● Con cái có thể đẻ từ 4 đến 8 bọc trứng trong đời.
● Trứng nở sau 20 đến 30 ngày, thời gian nở sẽ ngắn hơn ở điều kiện nóng hơn.
● Gián con mất 40 đến 125 ngày để phát triển hoàn toàn
● Con trưởng thành sống được tới một năm, nhưng đa phần sẽ chết trước đó.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẬP TÍNH
● Hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các kẽ hở 
● Thường thấy ở nhà bếp, khu vực thực phẩm, các bề mặt gỗ hoặc kim loại.
● Chúng ăn tạp, và bị thu hút bởi thực phẩm lên men, nước uống.
● Chúng có thể xuất hiện nhiều vào ban ngày nếu nơi đó thiếu thức ăn trầm trọng

2. Gián Mỹ (American Cockroaches)

2-1
Là loại lớn nhất trong họ nhà gián, có thể lên đến 4cm
HÌNH DẠNG  
● Con trưởng thành có màu nâu đậm hoặc nhạt, dài 0.6-1.3cm, có sọc đen ở ngực, không biết bay
● Con đực có bụng thon hơn con cái
● Gián con không có cánh, màu đậm hơn, có sọc màu sáng dọc theo lưng.

VÒNG ĐỜI
● Con cái trưởng thành mang bọc trứng từ 30 đến 48 trứng.
● Con cái có thể đẻ từ 4 đến 8 bọc trứng trong đời.
● Trứng nở sau 20 đến 30 ngày, thời gian nở sẽ ngắn hơn ở điều kiện nóng hơn.
● Gián con mất 40 đến 125 ngày để phát triển hoàn toàn
● Con trưởng thành sống được tới một năm, nhưng đa phần sẽ chết trước đó.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẬP TÍNH
● Hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các kẽ hở 
● Thường thấy ở nhà bếp, khu vực thực phẩm, các bề mặt gỗ hoặc kim loại.
● Chúng ăn tạp, và bị thu hút bởi thực phẩm lên men, nước uống.
● Chúng có thể xuất hiện nhiều vào ban ngày nếu nơi đó thiếu thức ăn trầm trọng

3. Gián Phương Đông (Oriental cockroaches)

3-1
Gián phương Đông thường xuất hiện nhiều nhất vào cuối xuân hoặc đầu hè

HÌNH DẠNG
● Chiều dài con cái ~2.5-3cm, con đực ~2.5cm
● Con trưởng thành có màu nâu sẫm hoặc gần như đen, hơi bóng nhờn
● Cả con đực và con cái đều không thể bay

VÒNG ĐỜI
● Con cái mang bọc trứng trong khoảng 30 giờ, sau đó thả xuống hoặc gắn nó bằng nước bọt lên những bề mặt an toàn gần nguồn thức ăn
● Con cái đẻ trung bình 8 bọc trứng, mỗi bọc chứa 16 trứng, nở trong khoảng 60 ngày ở điều kiện phòng
● Gián non lột xác từ 7 đến 10 lần, mất từ vài tháng đến một năm để thành con trưởng thành
● Gián phương Đông thường xuất hiện nhiều nhất vào cuối xuân hoặc đầu hè

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẬP TÍNH
● Tập trung nhiều nhất ở những khu vực có độ ẩm cao như các đường ống, cống thoát nước, tầng hầm. 
● Ngoài ra thường được tìm thấy ở bãi rác, khu vực chứa các chất hữu cơ bị phân hủy cả bên trong lẫn bên ngoài các cơ sở, dưới các đống lá, các khoảng hở trong tòa nhà,…
● Con trưởng thành có màu nâu sẫm hoặc gần như đen, hơi bóng nhờn
● Ít được tìm thấy trên tường, kệ/tủ cao hoặc các tầng trên (do chúng di chuyển, hoạt động ít và chậm nên thường sẽ tập trung ở mặt đất chủ yếu)
● Ăn chất bẩn, rác và chất hữu cơ đang phân hủy
- Có thể sống một tháng nếu không có thức ăn nhưng sẽ chết trong vòng hai tuần nếu không có nước
- Thường được tìm thấy ở ngoài trời khi thời tiết ấm áp, di chuyển vào trong nhà khi nhiệt độ giảm
- Di chuyển theo nhóm ở những nơi có nhiệt độ cao hơn khi nhiệt độ bên ngoài giảm, đặc biệt nếu một số khu vực ấm hơn những khu vực khác

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT GIÁN
1. Ngăn chặn: 
● Bịt kín các vết nứt, kẽ hở ở các nơi gián có thể xâm nhập, tập trung ở các khu vực gần đường ống và cống thoát nước
● Lắp lưới, miếng nhựa, ngăn côn trùng ở cửa, lối vào
● Đảm bảo thông thoáng (đặc biệt ở tầng hầm), gián rất thích những nơi ẩm thấp.

2. Hạn chế: 
● Loại bỏ các nguồn thức ăn, nước uống dư thừa, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
● Không nên để thức ăn thừa qua đêm
● Nhưng vật dụng chứa thức ăn phải đảm bảo được che đậy kỹ càng
● Thùng rác nên có nắp che đậy

3. Xử lý:
● Phun xịt hóa chất vào những điểm trọng yếu, đặc biệt những lỗ, khe hở mà gián có thể xâm nhập 
● Sử dụng bả gián ở những khu vực khó phun xịt sẽ có hiệu quả cao cho cả gián non và trưởng thành
● Những hóa chất có hoạt chất điều hòa tăng trưởng sẽ hiệu quả trong việc kiểm soát gián lâu dài.

4. Theo dõi:
● Có thể theo dõi hành vi của gián qua bả 
● Tiến hành kiểm tra định kỳ các khu vực được xử lý để theo dõi dấu hiệu của chúng
● Điều chỉnh phương pháp kiểm soát phù hợp dựa trên các kết quả theo dõi hoặc những thay đổi theo mùa
-> Việc che chắn và vệ sinh là những bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý gián, việc xử lý hóa chất (nếu có) và theo dõi sau đó cho quý khách hàng sẽ được bổ trợ rất lớn nếu 2 bước này được xử lý triệt để.

Chia sẻ:

Cùng danh mục

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của chuột

Chuột nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh và bơi lội dễ dàng, chủ yếu hoạt động, phá hại về đêm. - Đặc trưng c...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của gián

Gián đực thường có hai cánh, trong khi gián cái không có cánh hoặc cánh mỏng, nhạt màu. Loài gián thích môi tr...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của kiến

Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội c...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của muỗi

Muỗi có tập tính trú đậu, tiêu máu đã chích đốt ở ngoài nhà, rất ít khi phát hiện được nó trú đậu trong nhà, n...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của ruồi

Đặc tính nổi bật nữa của loài ruồi là có đôi mắt rất tinh nhạy, chúng có mắt kép bao gồm hàng nghìn thấu kính...
Hotline
0908.512.245
Zalo
0908.512.245
Email
admin.dept@theguardianpestcontrol.com
Liên hệ
Liên hệ