Tập tính & đặc điểm của kiến

Tập tính & đặc điểm của kiến

KIỂM SOÁT TỔNG QUÁT KIẾN
Kiến là loại côn trùng xã hội (sống theo đàn có tổ chức, trật tự, phân chia công việc rõ ràng đối với cách thành viên) với các chủng loài đa dạng. Chúng sở hữu những chiếc râu hình khuỷu tay, eo thon gọn, phân loại trong đàn theo hệ thống gồm kiến thợ, kiến chúa, kiến đực. 
Kiến trải qua quá trình biến thái hoàn toàn với các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành. Chúng đóng vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái với tư cách là những kẻ săn mồi, loài động vật ăn xác thối, thức ăn thừa thãi,…, nhưng một số loài có thể là dịch hại, gây ra các vấn đề thông qua các vết cắn, làm tổ ở những khu vực không mong muốn hoặc làm ô nhiễm thực phẩm. Kiến giao tiếp chủ yếu thông qua các tương tác ở râu và sử dụng pheromone.
Kiểm soát kiến hiệu quả đòi hỏi phải xác định chính xác các loại kiến do sự khác nhau trong thói quen và hành vi kiếm ăn giữa chúng

CÁC LOẠI KIẾN THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM
Kiến đen (Lasius niger)

1-2

- Làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như các khúc gỗ mục, nát; gốc cây; dưới các tảng đá; mặt đất; trong các tòa nhà, công trình, nơi gỗ tiếp xúc với đất
- Khi kiến cánh xuất hiện vào cuối mùa hè và đầu thu, là dấu hiệu cho thấy mùa dịch hại từ kiến chuẩn bị xuất hiện
- Chúng tạo ra những cái hố nhỏ trên bãi cỏ, mặt đất. Thức ăn ưa thích là đồ ngọt, thịt hoặc dầu mỡ

Kiến lửa (Fire ants)

2-2
- Là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và ở các khu đô thị, tấn công, phá hoại mùa màng, các khu dân cư
- Được biết đến với hành vi hung hãn và phản ứng rất dữ dội trong nhiều trường hợp
- Bụng tối màu hơn đầu và thân
- Các đàn lớn có thể lên tới 500,000 kiến thợ, chúng tạo nên các ụ đất cao đặc trưng khi làm tổ

Kiến Pharaoh (Pharaoh ants)

3-2

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẬP TÍNH
- Các loài kiến có thói quen kiếm ăn đa dạng, với sở thích thay đổi tùy theo mùa, nhu cầu trong đàn và các yếu tố môi trường khác
- Kiến tiêu thụ chất lỏng bằng cách hút chúng từ thức ăn hoặc các hạt nhỏ hơn ở dạng huyền phù, chúng có thể mang những thức ăn lớn qua hàm dưới khto, khỏe
- Trophallaxis - một quá trình truyền thức ăn từ miệng sang miệng, được sử dụng bởi những con kiến kiếm ăn để chuyển thức ăn hoặc nước uống cho những kiến thợ có nhiệm vụ chăm sóc tổ, sau đó kiến thợ sẽ phân phối thức ăn trong đàn
- Kiến ăn côn trùng chết, giun và các sinh vật khác, trong khi một số loài tham gia săn mồi hoặc thu thập các loại hạt làm thức ăn

KIỂM SOÁT
- Việc xác định các loài kiến là rất quan trọng để kiểm soát hiệu quả, vì thói quen và hành vi kiếm ăn rất khác nhau giữa các loài khác nhau
- Các phương pháp kiểm soát không dùng hóa chất bao gồm việc loại bỏ hoặc giảm bớt nguồn thức ăn của kiến – Thức ăn thừa, rác thải,…nên được xử lý càng sớm càng tốt
- Lưu ý việc khảo sát, theo dõi nơi sinh sản, đường đi của kiến là rất quan trọng trong việc xử lý. Có thể xử lý trực tiếp tổ bằng hóa chất chứa pyrethrin.
- Dùng gel kiến cũng có tác dụng cao do kiến ăn gel sẽ không chết liền, sau đó sẽ mang gel về tổ. Gel sẽ có tác dụng trong những ngày sau đó.

Chia sẻ:

Cùng danh mục

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của chuột

Chuột nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh và bơi lội dễ dàng, chủ yếu hoạt động, phá hại về đêm. - Đặc trưng c...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của gián

Gián đực thường có hai cánh, trong khi gián cái không có cánh hoặc cánh mỏng, nhạt màu. Loài gián thích môi tr...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của kiến

Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội c...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của muỗi

Muỗi có tập tính trú đậu, tiêu máu đã chích đốt ở ngoài nhà, rất ít khi phát hiện được nó trú đậu trong nhà, n...

Nhóm truyền thống

Tập tính & đặc điểm của ruồi

Đặc tính nổi bật nữa của loài ruồi là có đôi mắt rất tinh nhạy, chúng có mắt kép bao gồm hàng nghìn thấu kính...
Hotline
0908.512.245
Zalo
0908.512.245
Email
admin.dept@theguardianpestcontrol.com
Liên hệ
Liên hệ