Nhóm đặc biệt
Tập tính & đặc điểm của mối
KIẾM SOÁT MỐI TỔNG QUÁT
VÒNG ĐỜI & ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mối đất (Subterranean termites)
- Mối là loài côn trùng xã hội (tức là có sự phân công lao động giữa các loại cá thể khác nhau trong cùng 1 tổ)
- Mối đất (hay các loại không phải mối đất) đều có vòng đời với các giai đoạn chính tương tự nhau: Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Mối trưởng thành.
- Ấu trùng (hay nhộng) nở ra từ trứng và trải qua nhiều lần lột xác, qua đó các cá thể khác nhau sẽ phát triển thành một trong các giai cấp khác nhau.
- Bốn giai đoạn khác nhau phát triển từ nhộng: Mối thợ, mối lính, mối cánh sơ cấp, mối cánh thứ cấp
- Mối cánh trưởng thành được coi là loài sinh sản chính cho đàn. Chúng bay khỏi tổ vào những thời điểm nhất định trong năm. Sau những chuyến bay này, một con đực (vua) và một con cái (nữ hoàng) sẽ kết đôi, mất đi đôi cánh, giao phối và mối chúa sẽ đẻ trứng
- Mối chúa (mối hậu/nữ hoàng) có thể sống đến 25-50 năm, nhiệm vụ chính chỉ là sinh sản, duy trì dân số của cả đàn. Mùa sinh sản của mối rơi vào giữa đầu mùa hè (tháng 5 hoặc 6).
- Mối thợ và nhộng của loại mối đất thực hiện mọi công việc của tổ, 2 loại này gây ra mọi hư hại cho các cấu trúc, vật dụng cấu thành từ gỗ
- Mối thợ mớm thức ăn cho mối lính, cả mối thợ và mối lính đều bị mù
- Mối thợ thực hiện tất cả các công việc của tổ, cho ăn, đào tổ và làm đường hầm. Trong quá trình làm tổ, đào hầm và kiếm ăn, chúng nhai và ăn gỗ, từ đó gây ra sự phá hủy cấu trúc gỗ, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Mối thợ thường có màu sáng, không có cánh, có số lượng cá thể nhiều nhất trong một đàn mối
- Mối lính sinh ra chỉ để bảo vệ lãnh thổ, chống lại kẻ thù. Đầu của chúng khá cứng và hàm lớn hơn nhiều so với những dạng khác. Chúng không thể tự ăn gỗ
- Trong tự nhiên, mối giúp chuyển đổi gỗ và các vật liệu hữu cơ chết khác có chứa cellulose thành mùn. Dựa theo quan điểm này, mối là loài động vật rất có ích. Chỉ khi con người bắt đầu xây dựng bằng gỗ trong lãnh thổ tự nhiên của mối, chúng mới bắt đầu ăn mòn các cấu trúc
- Mối cánh thường được tìm thấy trong nhà, những con trưởng thành thường có màu sẫm hơn so với các thành viên khác trong đàn
- Tất cả bốn cánh đều có chiều dài như nhau, dài hơn chiều dài của cơ thể.
- Những đàn mối cánh thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự hiện diện của mối
- Nhiệt độ, độ ẩm cả bên trong và bên ngoài tổ, điều kiện ánh sáng và thậm chí cả áp suất khí quyển đều ảnh hưởng đến hoạt động của đàn. Đàn mối cánh xuất hiện vào những ngày nắng ấm, có độ ẩm cao (thường vào những ngày nắng sau mưa)
- Gỗ mục, nát được mối ăn và ưa chuộng hơn gỗ còn nguyên vẹn
- Mối thợ tiêu thụ gỗ với tỷ lệ xấp xỉ 2% trọng lượng cơ thể mỗi ngày
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu thụ bao gồm điều kiện môi trường, kích thước mối và kích thước đàn, loại mối. Một đàn mối chứa một triệu mối thợ có thể tiêu thụ 5g gỗ mỗi ngày, trong khi những loài khác chứa 400,000 mối thợ có thể tiêu thụ 30g gỗ mỗi ngày
- Lãnh thổ tìm kiếm thức ăn của mối đất thay đổi tùy theo loài. Mối thợ có thể kiếm ăn trong 1 khu vực từ 10-100m2
Mối gỗ khô (Drywood termite)
- Mối gỗ khô sống và làm tổ trong những kết cấu gỗ không bị mục nát và có độ ẩm rất thấp
- Không giống như mối đất, chúng không cần tiếp xúc với đất để sinh sống. Do đó, chúng có thể gây hư hại nghiêm trọng không chỉ kết cấu các tòa nhà mà còn là các đồ vật, đồ nội thất bằng gỗ khác (tuy nhiên sẽ ít thiệt hại hơn so với mối đất)
- Ấu trùng khi nở ra từ trứng trải qua một quá trình biến thái phức tạp hơn (nhiều giai đoạn) so với mối đất trước khi trở thành mối lính và mối cánh.
- Trong mùa sinh sản, nhộng tạo ra các lỗ tròn (đường kính 1.5–3.0mm) cho mối cánh rời khỏi gỗ.
- Vết cắn, phá hoại do mối gỗ khô gây ra hoàn toàn khác mối đất. Loại mối này cắt ngang thớ gỗ, đào những khoang lớn nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ. Các khoang mà mà tổ sử dụng sẽ được giữ sạch sẽ. Phân và các mảnh vụn khác được giữ trong các khoang không sử dụng hoặc thải ra ngoài qua các lỗ nhỏ trên bề mặt gỗ.
- Các viên phân là đặc điểm phân biệt các loại mối không sống dưới lòng đất. Chúng cứng, có sáu bề mặt lõm rõ rệt ở hai bên, chỉ có các đầu được làm tròn
- Những lối vào trong gỗ thường được hình thành thông qua một vết nứt hoặc kẽ hở mà mối có thể xâm nhập trước khi khoan vào gỗ.
Phân biệt mối cánh đất và mối cánh gỗ khô
Mối gỗ ẩm (Dampwood termites)
- Nhóm mối gỗ ẩm chứa một số loài mối lớn nhất, với các loại mối cánh có cánh dài đến 2.5 cm
- Loại mối này không cần tiếp xúc với đất để lấy độ ẩm mà cần gỗ có độ ẩm cao. Chúng chịu được trong những điều kiện rất ẩm ướt, thường được phát hiện trong nhũng loại gỗ đã mục
- Các cá thể trong cùng 1 tổ sẽ sống cả đời trong cùng một mảnh gỗ. Chúng sẽ không bao giờ bỏ đi để kiếm thức ăn (trừ mối cánh) vì gỗ cũng là nguồn thức ăn của chúng
- Mối gỗ ẩm tạo các lỗ vào bên trong gỗ và đào các đường hầm giống như mối gỗ khô, nhưng chúng không giữ cho các đường hầm sạch sẽ.
- Các viên phân (~1mm) có thể được tìm thấy khắp các đường hầm của chúng. Tuy nhiên, các viên này sẽ không có hình lục giác rõ như mối gỗ khô, chúng thiếu các đường gờ nên viên phân mối gỗ khô sẽ có vẻ ngoài giống hình lục giác đặc trưng hơn.
DẤU HIỆU MỐI XÂM NHẬP
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MỐI
1. Lấy những đồ nội thất (gỗ) đã bị mối ăn phơi nắng, mối rất nhạy cảm với tia UV trong ánh sáng mặt trời
2. Có thể tự làm nước xà phòng hoặc dùng nước rửa chén phun lên gỗ đã nhiễm mối
3. Phủ Borax (hàn the) để phủ cho dạng bột, phun (dạng lỏng) lên khu vực nhiễm mối. Bạn cũng có thể dùng chiết xuất từ hàn the (axit boric) để khắc chế mối với chi phí phù hợp hơn
4. Phun các hóa chất chuyên dụng, xây hàng rào hóa chất chống mối hoặc đặt bả mối (loại bả này mối ăn sẽ không chết ngay mà sau đó vài ngày nên mối ăn bả sẽ tha về tổ rồi cả đàn sẽ bị tiêu diệt triệt để sau đó)
Để các phương pháp này có hiệu quả tối đa, bạn nên liên hệ với The Guardian hoặc những công ty dịch vụ diệt mối có chuyên môn khác để được tư vấn và xử lý một cách triệt để nhé
5. Nếu khu vực cần xử lý quá rộng, phương pháp khử trùng có thể nên được tính đến. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không diệt được trứng mối