Tập tính & đặc điểm của chim

Tập tính & đặc điểm của chim

KIỂM SOÁT TỔNG QUÁT CHIM
Các loài chim, một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, có thể đặt ra những thách thức trong môi trường đô thị cho chúng ta. Hiểu hành vi của chúng, xác định loài và đánh giá các vấn đề tiềm ẩn là những bước thiết yếu trong quản lý chim hiệu quả. Từ các biện pháp ngăn chặn, vệ sinh cho đến các phương pháp xử lý, mục tiêu là phải giảm thiểu những phiền toái và rủi ro tìm ẩn đến sức khỏe chúng ta từ các loài chim khác nhau.

CÁC LOẠI CHIM THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM
Chim bồ câu (Pigeon)
Picture1

- Được coi là loài chim gây hại trong đô thị nghiêm trọng nhất, phổ biến ở cả thành thị và nông thôn
- Có hình dạng, màu sắc đa dạng  tuy nhiên điển hình là thân màu xám, có hai sọc đen ở cánh và một dải đen ở đuôi
- Sinh sản quanh năm, cao điểm vào mùa xuân và thu

Chim sẻ (House sparrow)
Picture2

- Ngoại hình nhỏ, chắc; con đực có cổ màu đen, gáy màu hạt dẻ
- Sinh sản nhiều, có thể lên tới năm lứa mỗi năm
- Ăn ngũ cốc và rác thải của con người, gây phiền toái ở nhiều môi trường khác nhau trong đô thị
- Tổ được xây lộn xộn, bằng những cành cây, cỏ, giấy
- Chim sẻ sống thành bầy, làm tổ, nghỉ và kiếm ăn cùng nhau

TẠI SAO PHẢI KIỂM SOÁT CHIM?
- Chim thải phân bừa bãi trên vỉa hè, tòa nhà, xe cộ bên ngoài,…
- Phân của chúng có mùi khó chịu, có thể dẫn đến rỉ sét và ăn mòn
- Một lượng lớn phân có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc giết chết một vùng hoa màu, cây cối có giá trị
- Tổ chim bồ câu và chim sẻ làm tắc nghẽn máng xối, ống thoát nước, chứa ký sinh trùng và thu hút các loại côn trùng gây hại khác
- Chim có thể truyền bệnh và làm ô nhiễm thực phẩm bằng phân, lông, vật liệu làm tổ và ký sinh trùng
- Sự hiện diện của chim xung quanh các cơ sở chăn nuôi làm tăng sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh của gia súc, gia cầm do thức ăn và nước của chúng bị ô nhiễm bởi phân chim.

KIỂM SOÁT
1. Ngăn chặn:
- Dùng các vật liệu như gỗ, kim loại hoặc lưới thép ngăn chim để bịt kín, ngăn chặn những nơi trên cao chim có thể làm tổ
- Sửa chữa các lối xâm nhập bị hư hỏng, chặn cửa ra vào bằng các miếng nhựa, đóng cửa khi không sử dụng, thay các cửa thông thường bằng cửa cuốn tự động (nếu có thể)
- Dùng màn chông, lưới sốc điện để ngăn chúng đậu, buộc chúng phải di chuyển sang nơi khác

2. Vệ sinh:
- Loại bỏ nguồn thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn của chúng 
- Dọn dẹp phân chim thường xuyên do chúng là nguồn thu hút các loại chim, côn trùng khác
- Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ tổ chim có thể làm giảm đáng kể số lượng chúng.

Chia sẻ:

Cùng danh mục

Nhóm đặc biệt

Tập tính & đặc điểm của chim

Chim (danh pháp khoa học: Aves) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, c...

Nhóm đặc biệt

Tập tính & đặc điểm của mối

Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất. thuộc loài mối đất Đài Loan (...

Nhóm đặc biệt

Tập tính & đặc điểm của rắn

Rắn gần như không biết đào hang nhưng chui luồn rất giỏi, tìm ẩn trong các khe hẹp, hốc nhỏ; trong trại nuôi c...

Nhóm đặc biệt

Tập tính & đặc điểm của nhện

Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động, âm th...

Nhóm đặc biệt

Tập tính & đặc điểm của mọt

Tên của loại mọt này được đặt tên theo những kho lưu trữ thuốc lá mà chúng tấn công. Nó có mặt trên toàn thế g...
Hotline
0908.512.245
Zalo
0908.512.245
Email
admin.dept@theguardianpestcontrol.com
Liên hệ
Liên hệ